Giới thiệu về Cát Bà, Thông tin đảo Cát Bà, Vị trí đảo Cát Bà

Giới thiệu về Cát Bà

Cát Bà Overview

Cát Bà được ví như đảo Ngọc của vịnh Bắc bộ. Nơi đây lôi cuốn bao du khách bởi vẻ đẹp hoang sơ của biển xanh, cát trắng và nắng vàng.

Huyện đảo Cát Hải  là một quần đảo có tới 367 đảo lớn nhỏ. Cát Bà là tên hòn đảo chính rộng khoảng 100km², cách cảng Hải Phòng 30 hải lý, nằm ở phía nam Vịnh Hạ Long, tạo nên một quần thể đảo và hang động trên biển làm hút hồn du khách.

Đến Cát Bà, du khách có thể cảm nhận được nơi đây có khí hậu mát mẻ ôn hòa. Các mùa ở đây thể hiện rõ rệt, không khí làm cho con người cảm thấy dễ chịu. Tháng 7, tháng 8 thường có mưa bão, gió nam thổi mạnh, tháng cuối năm có mưa dầm và sương mù.

Ngoài ra, nơi đây còn được các nhà khảo cổ học khẳng định là cái nôi của người cổ xưa. Qua khai quật cho thấy 15 điểm có dấu tích người Việt cổ nhưng hang Eo Bùa, Tùng Bà, Bờ Đá, Khoăn Mui, Ang Giữa. Do đó, đến đây du khách có thể tìm thấy một số những dấu tích còn để lại từ hàng nghìn năm trước.

Cát Bà là một hòn đảo đẹp và thơ mộng, nằm ở độ cao trung bình 70m so với mực nước biển (dao động trong khoảng 0–331 m). Trên đảo này có thị trấn Cát Bà ở phía đông nam (trông ra vịnh Lan Hạ) và 6 xã: Gia Luận, Hiền Hào, Phù Long, Trân Châu, Việt Hải, Xuân Đám. Cư dân chủ yếu là người Kinh.

Tương truyền xưa kia tên đảo là Các Bà, là hậu phương cho Các Ông theo Thánh Gióng đánh giặc Ân. Ở thị trấn Cát Bà hiện nay có đền Các Bà. Các bản đồ hành chính thời Pháp thuộc (như bản đồ năm 1938) còn ghi là Các Bà. Như vậy có lẽ tên gọi Các Bà đã bị đọc trệch thành Cát Bà.

Trước đây đảo Cát Bà thuộc huyện Cát Bà, năm 1977 mới sáp nhập với huyện Cát Hải thành huyện Cát Hải mới. Trước đây đảo thuộc tỉnh Quảng Yên, sau thuộc khu Hồng Quảng, đến năm 1956 mới chuyển về thành phố Hải Phòng.

Trên đảo chính Cát Bà có rừng nguyên sinh trên núi đá vôi là một nơi đang được đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái. phía đông nam của đảo có vịnh Lan Hạ, phía tây nam có vịnh Cát Gia có một số bãi cát nhỏ nhưng sạch, sóng không lớn thuận tiện cho phát triển du lịch tắm biển, nghỉ dưỡng. Trên biển xuất hiện nhiều núi đá vôi đẹp tương tự vịnh Hạ Long và Bái Tử Long. Ở một số đảo nhỏ, cũng có nhiều bãi tắm đẹp.

Đảo Cát Bà là tấm thảm xanh khổng lồ chứa đựng nhiều bí ẩn, hấp dẫn. Cát Bà xứng đáng là khu dự trữ sinh quyển thứ 3 Việt Nam, hiện đã được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới. Tổng diện tích khu dự trữ sinh quyển Cát Bà rộng hơn 26.000 ha, với 2 vùng lõi (bảo tồn nghiêm ngặt và không có tác động của con người), 2 vùng đệm (cho phép phát triển kinh tế hạn chế song kết hợp với bảo tồn) và 2 vùng chuyển tiếp (phát triển kinh tế). Khu dự trữ sinh quyển Cát Bà là vùng hội tụ đầy đủ cả rừng mưa nhiệt đới trên đảo đá vôi, rừng ngập mặn, các rạn san hô, thảm rong và đặc biệt là hệ thống hang động

Quần đảo Cát Bà có rừng mưa nhiệt đới trên đảo đá vôirừng ngập mặn, các rặng san hô, thảm rong - cỏ biển, hệ thống hang động, tùng áng, là nơi hội tụ đầy đủ các giá trị bảo tồn đa dạng sinh học, bảo đảm các yêu cầu của khu dự trữ sinh quyển thế giới theo quy định của UNESCO.

Đường xuyên đảo Cát Bà: dài 27 km, có nhiều đèo dốc quanh co, xuống khoăn, qua áng, men theo mép biển, xuyên qua vườn quốc gia, phong cảnh kỳ thú, non nước hữu tình.

Vườn quốc gia Cát Bà: có diện tích 15.200 ha, trong đó có 9.000 ha rừng, 5.400 ha biển tạo nên một môi trường sinh thái lý tưởng.

Động Trung Trang: Nằm cách thị trấn 15 km cạnh đường xuyên đảo, có nhiều nhũ đá thiên nhiên. Động này có thể chứa hàng trăm người.

Động Hùng Sơn: Cách thị trấn 13 km, trên đường xuyên đảo. Động còn có tên Động Quân Y vì trong Chiến tranh Việt Nam người ta đã xây cả một bệnh viện hàng trăm giường nằm ở trong lòng núi.

Động Phù Long (Cái Viềng) mới tìm ra, được cho là đẹp hơn động Trung Trang.

 

Cát Bà xưa và nay

* Giai đoạn lịch sử

Các bằng chứng khảo cổ học cho thấy con  người đã sinh sống tại Cát Bà ít nhất 6000 năm về trước. Di tích được cho là khu định cư sớm nhất là Cái Bèo nằm cách thị trấn Cát Bà khoảng 2km, được khai quật vào năm 1972, 1973, 1981 và 1983 bởi hai nhà khoa học người Pháp. Hàng trăm di chỉ đã được tìm thấy như chày, đĩa mài, miếng nêm, dây dẫn và rìu… Nhiều di vật được làm từ đá cuội, hoặc chất liệu gốm thô sơ từ đất sét và cát. Các dấu tích về hóa thạch xác người cũng được tìm thấy cùng với bằng chứng về nơi ở của họ. Khu định cư Cái Bèo thuộc về văn hóa Hà Long cổ đại tồn tại 6473-4200 năm trước. Theo truyện dân gian về đảo Cát Bà, đây là những người đầu tiên đến chiếm cứ lãnh hải phía đông bắc Việt Nam để khai thác biển và canh tác.

Đảo Cát Bà có nghĩa là ‘Đảo Phụ Nữ’. Truyền thuyết kể rằng có ba người phụ nữ thời nhà Trần đã chết và trôi dạt đến ba bãi bãi cát khác nhau trên đảo. Sau đó, dân địa phương đã xây dựng những đền miếu trên mỗi bãi biển đêtr tưởng nhớ, từ đó đảo được gọi là “Đảo Cát Bà” với 3 miếu được gọi là “miếu Các Bà”. Đối diện thị trấn Cát Bà là đảo nhỏ Cát Ông (nơi bí mật để binh lính cất giấu vũ khí thời Pháp thuộc)

Người Pháp đã đến đảo Cát Bà từ năm 1947 đến 1955. Vì là một hòn đảo chiến lược ven biển nên Cát Bà rất quan trọng đối với binh lính Pháp, dân địa phương đã đấu tranh kiên cường để giữ đảo. Trong thời gian này, dân địa phương thường trốn ở các hang động, rừng hoặc núi khiến người Pháp sợ hãi. Hiện nay trên đảo có một tượng đài tưởng nhớ những người dân địa phương bị thực dân Pháp giết hại.

Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, đảo Cát Bà là một địa danh nổi bật trong sách lịch sử. Trong nhiều cuộc tấn công ném bom của Mỹ ở miền bắc, Cát Bà trở thành mục tiêu ném bom của quân địch, cho đến ngày nay vẫn có thể nhìn thấy một số hố bom ở nhiều nơi trên đảo. Một trong những địa danh lịch sử nổi bật của thời kỳ kháng chiến chống quân xâm lược là “Hang Quân Y” - nơi trú ẩn quan trọng vào năm 1965 cho những người bị thương trong chiến tranh. 

* Dân số huyện Cát Hải: (tháng 6/2016): 30.668 người.

* Người sống trên đảo Cát Bà (18.042)

Trong đó thị trấn Cát Bà là 11.984 người, gồm sáu làng (6.048), làng chài nổi (890), và trên đảo Cát Hải (11.649). Có hai nhóm người dân sống trên đảo là Người dân tộc Việt (người Kinh) chuyển đến Cát Bà sau năm 1979, nhóm thứ hai là người Việt gốc Hoa, có nguồn gốc từ các nhóm ngư dân đánh cá đã sinh sống trên Cát Bà trong nhiều thế hệ. Ngư dân và nông dân sống ở Trân Châu (xã lâu đời và lớn nhất trên đảo); xã Gia Luận có nông dân, ngư dân và một số thợ săn bắt sinh sống; xã Phù Long có ngư dân và dân làm muối, xã Xuân Đám là nông dân. Xã Việt Hải là xã nhỏ nhất của đảo với hơn 200 người sinh sống trong những ngôi nhà đơn sơ, làm từ tre, gỗ, lá và tường đất, đây là một làng chài nhỏ làm về nông nghiệp, người dân chân thành, giản dị và rất hiếu khách.

Phong cách sống của người dân Cát Bà

*Về văn hóa:

Cát Bà khác với cách sống của người Hà Nội và nhiều nơi khác vì di sản Việt - Trung, cộng đồng ngư dân và văn hóa ngư dân.

Một số sự kiện thường niên và những ngày lễ lớn:

Vào ngày 1 tháng 4 hàng năm, người Cát Bà tổ chức lễ hội truyền thống để kỷ niệm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm làng chài Cát Bà vào năm 1959. Đây cũng là ngày truyền thống của ngành sản xuất biển Việt Nam và bắt đầu mùa du lịch tại Cát Bà. Tại lễ hội, du khách sẽ được thưởng thức các cuộc đua lướt sóng và đua thuyền trên biển.

*Về kinh tế

Nông nghiệp (vải thiều, cam Gia Luận, mật ong)

Nuôi trồng thủy sản (tôm Phù Long, cá, cua, muối và nước mắm Cát Hải)

Du lịch.

 

Trải nghiệm tại Cát Bà

Tham quan vườn quốc gia Cát Tiên

Chèo thuyền kayak

Nhiều khu nhà ở home-stay

Đánh bắt cá

Đạp xe

Khám phá hang động

Hải sản biển tươi sống

Bãi tắm bơi lội

Tìm hiểu văn hóa

Tour xe máy 

Tour du lịch Hạ Long

Tour leo núi.

Lặn vịnh bằng bình khí hoặc kính lặn kèm ống thở

Liên hệ tư vấn với chúng tôi: 

Đặt phòng khách sạn

Các tour du lịch khám phá: Tour đi rừng ½ ngày; Du lịch chèo thuyền kayak; Tour câu cá và tour lặn biển

Tour du lịch với tàu thuyền (thuyền buồm, tàu ngủ qua đêm, tàu riêng): khám phá Vịnh Lan Hạ - Vịnh Hạ Long - Bái Tử Long

Leo núi và cắm trại (cần hướng dẫn viên dày dặn kinh nghiệm)

Cho thuê xe máy và thuyền kayak (hướng dẫn viên người bản địa)

Di chuyển:

CÁT BÀ – HẢI PHÒNG - HÀ NỘI

CÁT BÀ – HẢI PHÒNG -NINH BÌNH

CÁT BÀ - THÀNH PHỐ HẠ LONG - HÀ NỘI

Các tuyến xe từ HÀ NỘI đến: SA PA, HUẾ, HỘI AN, ĐÀ NẴNG, NHA TRANG, SÀI GÒN

Vé máy bay trong nước và quốc tế.

 

Vịnh Lan Hạ.

Vịnh Lan Hạ nằm ở phía Đông Nam đảo Cát Bà, nhìn ra cửa Vạn, liền kề vịnh Hạ Long. Với diện tích 7000ha, trong đó có 5400ha được quản lý bởi Vườn quốc gia Cát Bà. Đây là một vùng vịnh rất êm ả hình vòng cung với khoảng 400 hòn đảo lớn nhỏ tạo nên một bức tranh khổng lồ khắc hoạ lại cảnh tiên. Khác với Hạ Long là tất cả 400 hòn đảo lớn nhỏ ở Vịnh Lan Hạ đều được phủ đầy cây xanh hay thảm thực vật, cho dù chỉ là hòn đảo bé tí như một hòn non bộ.

Mật độ núi đá vôi ở đây khá dầy và còn rất hoang sơ, chia cắt mặt biển thành những áng, vịnh nhỏ. Nhiều áng, vịnh, hang động chưa được khám phá. Có tới hàng trăm ngọn núi với nhiều dáng vẻ tùy theo sự tưởng tượng của du khách như: hòn Guốc (giống như cái guốc). hòn Dơi (giống như con dơi)…Những hang động thạch nhũ, những nét chấm phá đặc trưng của quần thể Hạ Long cũng có mặt tại Lan Hạ, đó là hang Hàm Rồng, Dõ Cùng, hang Cả…

Khác với vịnh Hạ Long, vịnh Lan Hạ có tới 139 bãi cát vàng nhỏ nhắn, xinh xắn và hoang vắng như những “eo biển xanh” gọi mời du khách khám phá. Nhiều bãi cát trải dài giữa hai núi đá, yên tĩnh không có sóng lớn, thực sự là những bãi tắm lý tưởng. Dưới làn nước trong xanh là những bãi san hô nhiều mầu sắc như bãi Vạn Bội, Vạn Hà…Những vùng biển lặng nước như ở đảo Sến, đảo Cù, đảo Khỉ…, chính là nơi du khách có thể lặn ngắm san hô.

Làng chài Cửa Vạn là một địa chỉ quen thuộc đối với nhiều du khách tham quan, đến với nơi này các bạn sẽ được nghe và giới thiệu rất đầy đủ về thiên nhiên trong vịnh Lan Hạ từ chủ thuyền. Đến đây, các bạn sẽ thấy người dân địa phương vô cùng thân thiện, hiếu khách. Các bạn có thể tìm thấy nhiều món ăn ngon, đồ uống tuyệt vời và cả dịch vụ rất hoàn hảo như chèo thuyền kayak ghé thăm những hang động ngầm xung quanh vịnh như Hang Tối, Hang Sáng…, bơi lội, lặn ngắm san hô hay leo núi trong vinh.

Trước khi chèo kayak, các bạn sẽ được hướng dẫn viên hướng dẫn cách chèo cũng như những lưu ý khi khám phá vịnh. Các bạn sẽ có tới hàng tiếng đồng đồ được khám phá các đầm, phá  yên tĩnh và xinh đẹp xuyên qua những vòm núi đá, tất cả sẽ tạo nên một cảm giác rất khó tả, không bao giờ có thể quên. 

Nếu so sánh với vịnh Hạ Long thì tại vịnh Lan Hạ còn có một điều đặc biệt hơn rất nhiều: đó là màu xanh của thảm thực vật phủ khắp mọi nơi, mật độ núi đá vôi dày đặc cùng với những vịnh nhỏ và hang động chưa được khám phá, rất hoang sơ, yên tĩnh và giữ được vẻ tự nhiên vốn có.

Thoả thích vui chơi giữa những bãi biển riêng

Chúng ta sẽ có thời gian dừng chân tại một số hòn đảo, dưới chân núi  sẽ có bãi biển rất sạch và đầy thơ mộng và đừng quá ngạc nhiên khi gặp những người bạn khác đến từ nước ngoài nhé. Những người bạn phương Tây cực kỳ yêu mến vẻ đẹp thiên nhiên ban tặng cho Việt Nam. Thực sự mà nói, vẻ đẹp đến từ những vách núi đá, nước biển xanh ngăn ngắt tại vịnh Lan Hạ chạm tới mức hoàn hảo tới khó tin.

 

Rừng Quốc gia Cát Bà

Vườn quốc gia Cát Bà nằm cách thị trấn Cát Bà 15km về phía bắc. Nó được thành lập vào năm 1986. Vườn quốc gia Cát Bà có diện tích 15.200ha, trong đó có 9.800ha là rừng và có rất nhiều hang động đặc biệt thú vị. Khu rừng nhiệt đới nguyên thủy trải rộng trên diện tích 570ha, với thảm thực vật và động vật hoang dã vô cùng đa dạng.

Vườn quốc gia Cát Bà nằm trên đảo Cát Bà và trên một số đảo nhỏ gần đó. Vườn quốc gia Cát Bà hiện bao gồm 98km2 tổng diện tích là 54km2 nước gần bờ. Đây là vườn quốc gia đầu tiên của Việt Nam bao gồm cả hệ sinh thái trên cạn và trên biển. Nó được công nhận trong nước và quốc tế về tầm quan trọng của trong bảo tồn đa dạng sinh học, vì nó chứa nhiều loại hệ sinh thái và môi trường sống khác nhau. Vườn quốc gia Cát Bà có rất nhiều loài động thực vật.

Loài voọc đầu vàng hay voọc Cát Bà là một loài động vật quý hiếm và chỉ sống trên đảo Cát Bà. Một loại cây đặc biệt có tên là Cây Kim Giao, loài cây quý hiếm của Cát Bà. Vào thời cổ đại, các vị vua và quý tộc chỉ ăn bằng đũa làm từ gỗ này, vì gỗ sẽ chuyển từ màu sáng sang màu đen khi chạm vào bất cứ thứ gì độc. Có 745 loài thực vật ở đảo Cát Bà, bao gồm 118 loài gỗ và 160 cây có giá trị dược liệu. Vườn quốc gia là nơi sinh sống của 32 loại động vật có vú và hơn 70 loài chim. Trong vườn có một hồ nước tuyệt đẹp bên trong tên Ao Ếch, với một khu rừng nước và cảnh quan tuyệt vời.

Hệ thống thảm thực vật trong vườn Quốc gia Cát Bà thực sự đáng kinh ngạc với nhiều cảnh quan hết sức độc đáo. Mặt nước xanh, bầu trời xanh, rừng cây xanh quả thực như một chốn ‘’thiên đường’’ dành cho những ai yêu thích sống ảo. Trong quần thể Vườn quốc gia, các bạn sẽ thích thú trước thiên nhiên hoang dã với rừng núi đá vôi, rừng ngập mặn và phần biển với rạn san hô nhiều màu sắc.

Trong vườn quốc gia Cát Bà chúng ta không thể không ghé thăm Thung lũng hoa Cát Bà. Tại đây có vô vàn nhiều loài hoa khác nhau đem lại một bộ sưu tập màu sắc rực rỡ đầy ấn tượng. Cứ mỗi dịp cuối tuần, rất nhiều du khách đặc biệt là những bạn trẻ lại ghé thăm nơi này để ghi lại những bức ảnh đẹp, tràn đầy xuân sắc.

Để có thể thỏa thích vui chơi, chụp hình cùng với những bông hoa đầy màu sắc, du khách phải mua vé vào cửa với giá 30.000 VNĐ/người. Nơi này rộng tới 2ha hứa hẹn sẽ có những góc chụp độc đáo. Ngoài việc thưởng thức sắc hoa ra thì tại nơi này cũng sở hữu một hệ thống sinh vật phong phú lên tới 741 loài khác nhau. Chính vì thế mà nhiều người chọn chụp hình với vài chú bạch mã

Thung lũng hoa Cát Bà quả thực là một địa điểm lý tưởng vừa có thể kết hợp với việc vui chơi, dã ngoại, tắm biển, tìm hiểu sự phong phú đa dạng của thiên nhiên mà còn mang được những bức ảnh tuyệt đẹp!

Du khách phương xa đến Lan Hạ nên đi xuyên rừng quốc gia Cát Bà, nơi sinh sống nhiều loài thú quý trong đó có loài voọc đầu trắng quý hiếm và khu rừng cây kim giao. Vượt qua đỉnh Ngự Lâm, ở cuối cuộc hành trình là làng chài Việt Hải, một làng chài hoang sơ nhất của đảo Cát Bà, nơi các du khách có thể khám phá nhiều điều thú vị về một làng chài Bắc Bộ…

Làng Việt Hải

Làng Việt Hải nằm lọt thỏm giữa biển khơi, bao bọc bởi núi cao và rừng già của vườn quốc gia Cát Bà, thuộc huyện đảo Cát Hải, Hải Phòng. Rất ít người trong nước đặt chân đến đây, song Việt Hải lại đang là điểm thu hút khá nhiều khách du lịch nước ngoài.

Trước đây, Việt Hải gần như tách biệt hẳn với thế giới bên ngoài.

Người dân Việt Hải vẫn giữ được cuộc sống mang nét “nguyên thủy” như từ thuở xa xưa. Cả xã có hơn chục chiếc xe máy Trung Quốc cũ kĩ của những gia đình được xem là khá giả nhất làng dùng để chạy vòng vòng vài cây số trên con đường bê tông mới mở.

Việt Hải hiện là xã vùng sâu, khó khăn nhất của huyện Cát Hải. Nhưng người dân ở đây lại có vẻ rất vừa lòng với cuộc sống nghèo vật chất nhưng giàu nghĩa tình của mình. Sống chia sẻ cùng nhau, không toan tính, vụ lợi, làm giàu giữa núi rừng và biển cả. Bí thư Đảng ủy xã Đinh Văn Thủy thổ lộ, cũng chính nhờ nét sinh hoạt văn hóa này mà khách du lịch nước ngoài tìm đến ngày một đông. Mấy năm nay, hàng chục nghìn du khách đã vượt suối, trèo đèo đến tham quan. Họ đã nghe tiếng một vùng đất hoang sơ nằm giữa khu dự trữ sinh quyển thế giới, rừng quốc gia Cát Bà.

Mấy nhà sàn, vài quán ăn phục vụ khách du lịch cũng vừa mới mở. Khách nước ngoài đến đây sau khi đi tham quan núi rừng, nghỉ chân ở quán sẽ đặt người dân đảm nhận dịch vụ nấu ăn từ chính thức ăn của dân tự trồng, tự nuôi như gà, vịt, rau xanh… 

Các Bãi Tắm Ở Cát Bà:

3 bãi biển nổi tiếng hút khách nhất của du lịch đảo Cát Bà. Điểm chung của cả 3 là không quá rộng, nhưng được bao quanh bởi triền núi xanh mát, sóng êm, nước trong và ít gió lộng. Thú vị nhất là 3 bãi biển “anh em” được nối với nhau bằng chiếc cầu gỗ nhỏ men theo sườn núi, vô cùng thơ mộng.

Du khách thích không khí nhộn nhịp, vui vẻ, có thể hòa vào đám đông ở bãi Cát Cò 1, nước ở đây trong, bãi biển rộng, cát mịn nên được nhiều người yêu thích. Còn nếu tìm không gian yên tĩnh hơn, thì có thể men theo cây cầu Cát Tiên để qua bãi Cát Cò 2. Bãi này hẹp hơn và khá vắng.

Nếu muốn thử tài bơi lội và đắm mình sâu dưới lòng biển, thì bãi Cát Cò 3 là lựa chọn thích hợp. Nước ở đây sâu và xanh mát, sóng mạnh, xung quanh là mặt núi hùng vĩ.

Cả 3 bãi biển này khá nổi tiếng nên dịch vụ về du lịch phát triển mạnh, ngoài những resort đẹp như mơ men theo các triền núi hướng ra biển, dịch vụ ẩm thực, cho thuê dù, ghế tắm nắng tại đây cũng muôn hình vạn trạng..

* Bãi tắm đảo Khỉ ( đảo Cát Dứa)

Đảo Khỉ là một hòn đảo nhỏ nằm cách thị trấn Cát Bà 2Km. Bãi tắm có chiều dài khoảng 1 km, nằm trên đảo Khỉ, bãi tắm có tên gọi là Cát Dứa. Đây thực sự là bãi tắm đẹp của vịnh Lan Hạ. Đến đây, du khách mới có cảm giác thực sự của tắm biển trong vịnh bởi nước biển ở đây tuyệt đối trong và sạch.

Các bãi tắm khác:

Ngoài các bãi tắm chính kể trên, du khách còn có thể thuê thuyền đi thăm vịnh Lan Hạ và ghé vào tắm tại các bãi tắm tại các hòn đảo trong vịnh như bãi tắm đảo Vạn Bội, bãi tắm Vạn Bội Con, bãi tắm Ba Trái Đào, bãi tắm Nam Cát...

Pháo Đài Thần Công 

Pháo đài thần công trên cao điểm 177 còn khá mới mẻ với nhiều du khách đến Cát Bà (Hải Phòng). Một lần đặt chân tới đây, du khách không khỏi ngỡ ngàng trước công trình quân sự ấn tượng của tuyến phòng thủ Cát Bà. Cũng từ điểm cao này, du khách có thể ngắm nhìn, chiêm ngưỡng thiên nhiên bốn bề khoáng đạt của Cát Bà.

Những chứng tích lịch sử còn ghi lại trên vùng đất này, ngoài hai khẩu pháo thần công còn là một hệ thống đài quan sát và hầm hào phức tạp. Ðược xây dựng ngay trên đỉnh núi, những công trình vẫn còn gần như nguyên vẹn dù đã trải qua chiến tranh và thời gian.

Nhiều người đến đây có chung cảm nhận được gần gũi với thiên nhiên, nơi giao hòa của trời và đất, núi và biển. Khung cảnh hùng vĩ và thơ mộng cùng cảnh vật nguyên sơ, chứng tích hào hùng của con người làm lay động cảm xúc mỗi du khách. 

Từ trung tâm thị trấn Cát Bà, chừng 10 phút xe chạy, du khách tận hưởng cung đường quanh co, bên này là núi non cây cỏ, bên kia là vịnh Cát Bà, bến Bèo xanh ngắt tạo cảm giác thú vị cho mỗi du khách.

Bước chân lên đỉnh núi, ở cao điểm 177, một pháo đài thần công hiển hiện gần như nguyên vẹn bởi hệ thống hầm hào quân sự đặc trưng, phức tạp và hệ thống quan sát. Ngoài những đoạn hào đắp lên bằng những khối đá to dày và thô ráp, các đoạn đường hầm đồ sộ với mái vòm đi sâu vào lòng núi có không gian lớn, đủ cho cả đoàn người đi xuyên qua. 

Ðường hầm dẫn thẳng đến khu quản lý và boong-ke xây bằng những khối bê-tông vững chắc. Ðược xây dựng trên đỉnh núi, những công trình còn gần như nguyên vẹn dù trải qua chiến tranh và thời gian. Đây là điều đặc biệt dành tặng du khách, bởi nhiều người biết do Cát Bà nằm ở cuối dãy vòng cung chiến lược mà hòn đảo này được coi như một pháo đài khổng lồ ngày đêm canh giữ con đường biển đi vào vùng Đông Bắc nước ta. Nhưng ít người biết, ở cao điểm 177 này là một vị trí hiểm yếu với trọng trách canh giữ vùng biển, vùng trời của Tổ quốc.

Có một điều đáng quý là khi quyết định biến nơi này thành khu du lịch, các nhà đầu tư biết tôn trọng lịch sử.  Thư giãn, nhâm nhi ly cà phê trên đỉnh núi, những cảm xúc trái ngược dâng lên trong mỗi người. Nhất là, nơi đây lắp sẵn một ống nhòm cỡ lớn để  du khách có thể ngắm nhìn toàn cảnh Cát Bà từ trên cao. Hoặc nếu không cũng có thể phóng tầm mắt tận hưởng cảnh đẹp thiên nhiên kỳ thú của Cát Bà. 

Đặc biệt, du khách được ngắm vịnh Lan Hạ từ trên cao, một trong số những vịnh đẹp nhất nằm trong quần thể Cát Bà, Hạ Long- kỳ quan thiên nhiên thế giới. Lan Hạ từ trên cao thật tuyệt, có người ví như đóa lan của trời nơi hạ thế. Lan Hạ từ trên cao cho màu nước biển xanh như ngọc hòa với sắc màu của thảm thực vật phủ trên những ngọn núi đá vôi, cùng với ánh nắng chiếu sáng tạo vẻ huyền ảo, tô thêm sắc xanh quyến rũ cho Cát Bà. 

Từ trên đài quan sát của Khu Du lịch Pháo đài Thần công, chúng ta có thể phóng tầm mắt ra khoảng không rộng lớn phía trước, cảm giác choáng ngợp, phiêu lưu cùng không gian và cảnh vật. Nằm ngay dưới chân núi là hai bãi biển đẹp nhất Cát Bà - Cát Cò 1 và Cát Cò 2.

Dừng chân nghỉ tại cafe Pháo Ðài, những cảm xúc trái ngược dâng lên trong mỗi con người. Vị trí của quán cafe thể hiện được sự tương phản ở nơi đây. Một bên là vẻ thô mộc của chiến tích lịch sử quân sự với hầm hào, đạn dược, súng ống còn một bên là vẻ đẹp lãng mạn mà thiên nhiên mang lại cho nơi này, vẻ đẹp của biển, núi và rừng.

 

Hang Quân Y 

Hang Quân Y nằm trên đảo Cát Bà, thuộc huyện đảo Cát Hải, Thành phố Hải Phòng. Hang nằm trong động Hùng Sơn, bên con đường độc đạo xuyên đảo, cách thị trấn Cát Bà 13km. Gọi là hang Quân Y vì trong thời gian chiến tranh với Mỹ, người ta đã xây cả một bệnh viện hàng trăm giường nằm trong lòng động.  Cửa hang được làm bằng hợp kim sắt thép, trải qua bao năm nhưng vẫn rất chắc chắn.

Nằm ngay ven đường chính của Vườn quốc gia Cát Bà, Hang Quân y là một điểm bạn nên đến nếu có dịp ghé thăm huyện đảo này. Chắc chắn bạn sẽ bất ngờ vì quy mô hoành tráng của một bệnh viện dã chiến trong lòng núi. Từ trung tâm thị trấn Cát Bà đi khoảng 13km, bạn chỉ mất khoảng 30 phút đến đến Hang Quân y và hang này rất dễ tìm thấy bởi biển chỉ dẫn nằm ngay ven đường.

Hang Quân Y còn là một địa danh lịch sử do từng là bệnh viện dã chiến trong thời gian đế quốc Mỹ leo thang bắn phá miền Bắc Việt Nam trong những năm 1963 – 1965 bằng máy bay và tàu chiến. Trong thời gian này Quân và dân trên đảo đã xây dựng hang dựa vào lòng núi đá vôi tự nhiên để làm nơi chữa bệnh cho thương binh, nơi trú ẩn, tránh bom đạn dân cư địa phương và dân cư sơ  tán về từ đảo Bạch Long Vỹ.